Bí quyết & Kinh nghiệm kinh doanh quán cafe cho người mới bắt đầu

Kinh doanh quán cafe chưa bao giờ là điều dễ dàng với tất cả chúng ta. Nó đòi hỏi nhiều yếu tố để làm nên quy trình kinh doanh hoàn hảo, thu về lợi nhuận. Và đặc biệt hơn hết phải luôn có chiến lược và kế hoạch kinh doanh cụ thể, rõ ràng. 

Bạn mong muốn được khởi nghiệp nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Bạn là chủ tiệm cà phê nhỏ lẻ đang đau đầu với những chiến lược kinh doanh? Đừng lo, những bí quyết mà mdk4i tổng hợp dưới đây sẽ phần nào giải quyết hướng đi cho bạn.

KINH NGHIỆM KINH DOANH QUÁN CÀ PHÊ HIỆU QUẢ

Sự chuẩn bị và dự trù kinh phí

Với những doanh nghiệp nhỏ lẻ, mới luôn cần những kế hoạch, dự trù rõ ràng đảm bảo năng suất cũng như kinh phí. Nếu như bạn đang tham khảo những chi phí đầu tư mở quán cà phê thì đừng bỏ qua nhé.

Cần chuẩn bị gì cho việc kinh doanh quán cafe

    • Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh cho quán cà phê nguyên chất
    • Chuẩn bị vốn đầu tư, kinh phí
    • Tìm mặt bằng phù hợp
    • Lên ý tưởng decor quán
    • Lên ý tưởng menu
    • Thiết kế logo, tên quán cafe
    • Thiết bị, vật dụng, CCDC
    • Thi công, thiết kế quán
    • Đăng ký kinh doanh
    • Chuẩn bị danh sách các nhà cung cấp nguyên liệu
    • Xây dựng chiến lược kinh doanh, quảng bá, marketing
    • Thuê, training kỹ năng cho nhân viên
    • Khai trương

Như vậy, để công cuộc kinh doanh trở nên hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao bạn hãy chuẩn bị một số vốn vừa đủ, mặt bằng thuận lợi, nguồn cung bảo đảm và kế hoạch tốt… 

Kinh nghiệm kinh doanh cafe thu lợi nhuận

Điều đầu tiên cũng như là bước khởi đầu khi có ý định kinh doanh chính là tham khảo ý kiến, kinh nghiệm từ những mô hình kinh doanh có hướng đi tốt. Hoặc học hỏi từ những mối quan hệ bạn bè đã – đang kinh doanh. Tham khảo cách thức kinh doanh của họ, cách họ tìm nguồn cung và vận hành thương hiệu. Việc làm này có thể giúp bạn tránh được những sai sót, rủi ro trong quá trình kinh doanh.

Tìm hiểu và nghiên cứu địa chỉ cung cấp nguyên liệu pha chế cho quán của bạn. Yêu cầu địa chỉ rõ ràng, uy tín, hàng hóa chất lượng, đảm bảo đủ số lượng khi cần. Thương lượng giá cả trước khi chốt nguồn cung bạn nhé.

Chuẩn bị kiến thức về pha chế cũng là một cách giúp phát triển thương hiệu. Cách tốt nhất là nên học qua một khoá đào tạo pha chế. Nắm rõ về cà phê cũng như cách pha chế để giúp thương hiệu phát triển hơn. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.

Nghiên cứu kỹ mặt bằng: việc lựa chọn địa chỉ kinh doanh là điều cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nó quyết định đến lượng khách hàng, lượng tiêu thụ sản phẩm, thiện cảm của khách đối với quán. Mặt bằng quán phải đặc biệt gần với chỗ tụ tập đông người như trường học, siêu thị, trung tâm thương mại… hoặc mặt bằng có view đẹp, tiện cho việc check-in sống ảo, phong cảnh thoáng mát, sạch sẽ. Hãy mang đến cho khách hàng những thiện cảm đầu tiên khi đến với quán.

Thời điểm mở quán tốt cũng là một kinh nghiệm mà các nhà khởi nghiệp cần lưu tâm. Nên mở quán, khai trương vào những dịp nắng nóng, nhu cầu đi chơi, giải khát tăng cao. Bên cạnh đó, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, không nên bỏ qua vấn đề tâm linh đâu nhé.

Menu đa dạng, có màu sắc riêng cũng là cách để quán tự tạo điểm nhấn cho riêng mình. Bên cạnh những món nước thông thường mà bất kỳ quán nào cũng có. Thì bạn có thêm vào đó một số món “signature” của quán với công thức riêng hay chỉ đơn giản là tên gọi mới lạ, hình thức mới lạ. Đủ để khiến khách hàng lưu tâm và nhớ đến menu thương hiệu của quán.

Liệt kê danh sách những đồ dùng, thiết bị, vật tư, nội thất cho quán. Đồng thời, thống kê số tiền thu – chi trong quá trình mở quán. Và các phương án phòng hờ rủi ro, thiếu kinh phí. 

Menu quán cafe bình dân
Menu dành cho quán cafe hướng đến giới trẻ
Menu dành cho quán cafe sang trọng
Menu dành cho quán cafe sang trọng

Kinh nghiệm về pháp lý và nhân sự

Pháp lý: Khi đã có một mặt bằng tốt, đến những công đoạn cuối cùng cho ngày khai trương thì đừng quên đi đăng ký giấy phép kinh doanh nhé. Quán cà phê bình dân chỉ phải đóng thuế ở hình thức Hộ kinh doanh cá thể.

Tuyển nhân sự: tiêu chuẩn nhân viên của một quán cà phê bình dân bao gồm một nhân viên pha chế, một thu ngân (có thể kiêm phục vụ) và 1 nhân viên phục vụ. Tuy nhiên, tùy vào lượng khách và sự phát triển của quán để tuyển nhân sự cho phù hợp.

Bạn nên dành chút thời gian để nghiên cứu hoặc tham gia các khóa học về kiến thức cà phê. Hãy đảm bảo bạn biết cách bảo quản và giữ cho cà phê được thơm ngon đúng vị.

Số vốn đầu tư để mở quán cà phê là bao nhiêu?

Câu hỏi chung của rất nhiều nhà khởi nghiệp: muốn kinh doanh thì phải bỏ ra bao nhiêu tiền. Bên cạnh vốn mở quán, mua nội thất, thiết bị… thì còn bao gồm các chi phí duy trì, thuế… Và dưới đây là các khoản tiền mà các nhà khởi nghiệp cần bỏ ra khi muốn kinh doanh cà phê.

Vốn đầu tư quán cà phê ban đầu

Số tiền bạn phải bỏ ra nếu muốn có quán cà phê cho mình là tối thiểu 90 triệu, bao gồm các khoản:

    • Phí cọc mặt bằng
    • Phí sửa chữa địa hình, không gian quán
    • Sắm sửa nội thất, trang trí quán
    • Sắm sửa thiết bị, dụng cụ, đồ dùng như: ly, nồi, máy pha cà phê…
    • Phí dự phòng cho ít nhất 3 tháng kinh doanh

Chi phí duy trì quán

Ví dụ chi phí duy trì quán tại Coffee house:

    • Phí thuê mặt bằng hàng tháng tuỳ vào vị trí thuê, dao động từ: 20-40 triệu/tháng
    • Tiền lương nhân viên: một quán trung bình từ 6-10 nhân viên, lương từ 8 – 12 triệu/tháng
    • Phí thanh toán nguyên liệu: 50 triệu/tháng
    • Phí thanh toán tiền mạng, Wifi với độ phủ sóng lớn

=> Tổng cộng phí duy trì quán mỗi tháng tại Coffee House rơi vào khoảng 200 – 400 triệu/ tháng/ chi nhánh

Hoặc không, bạn có thể tham khảo chi phí duy trì mô hình quán Cà phê bóng đá. 

Để mô hình quán cà phê bóng đá luôn được duy trì, hoạt động tốt phải đảm bảo chi phí đầu tư cho dịch vụ truyền hình K+. Không những thế với không gian rộng, đông người cần sóng mạng mạnh để đáp ứng nhu cầu truy cập, xem đá bóng của khách hàng nên phí chi trả cho tiền wifi khá cao. Vì vậy, bên cạnh tiền điện, nước, nhân viên… mỗi tháng bạn phải bỏ ra thêm tối thiểu 1 triệu đồng để duy trì hoạt động trên. 

Chi phí Marketing – quảng bá thương hiệu

Như Coffee House, họ luôn có cách tiết kiệm chi phí quảng bá thương hiệu, thu hút truyền thông khi sở hữu một chuỗi cửa hàng rải đều khắp cả nước. Với mỗi doanh nghiệp, hàng tháng người ta phải bỏ ra từ 20 – 50 triệu cho chi phí Marketing, quảng cáo. Thì với Coffee House con số chỉ bằng 1/10 đến 1/4 khoảng 5 triệu mỗi tháng. Sở dĩ có thể tiết kiệm như vậy là nhờ content, idea quảng bá đều có thể SAO CHÉP từ các fanpage chi nhánh con.

Bản vẽ thiết kế quán cafe sân vườn
Không gian quán cũng

» Bạn muốn thiết kế quán cafe đẹp và thu hút khách hàng với những ý tưởng độc đáo? Liên hệ tư vấn ngay!

Vậy còn đối với mô hình kinh doanh cà phê bóng đá thì sao?

Không giống như Coffee house, các mô hình kinh doanh bóng đá chú trọng quảng bá địa điểm tụ tập của những người yêu thích đá bóng, đam mê thể thao. Bằng nhiều hình thức khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện và khả năng sáng tạo để quảng bá phù hợp.

Tổng số vốn kinh doanh cà phê phải bỏ ra

Chi phí đầu tư kinh doanh quán cafe
Chi phí tham khảo đầu tư kinh doanh quán cafe

Trên đây là số tiền tham khảo nếu kinh doanh mô hình cà phê như Coffee House. Nhưng nếu bạn không có định hướng phát triển theo hướng này, hoàn toàn có thể lấy đây là ước lượng để bắt đầu với các mô hình kinh doanh khác như: cà phê Take Away, cà phê phố, cà phê sân vườn, cà phê thú cưng…

Còn nếu bạn định hướng quán của mình theo mô hình cafe sách, chi phí tiêu tốn rơi vào khoảng 150 – 200 triệu đồng hoặc hơn tùy thuộc vào lượng sách và lĩnh vực bạn cung cấp. Đối với các mô hình này, bánh ngọt là món không thể thiếu!

» Xem ngay:

Với một số thống kê, ước lượng trên đây bạn hoàn toàn có thể đưa ra một con số cụ thể khi bắt đầu khởi nghiệp. Dựa vào đó để quản lý công việc thu chi sao cho hợp lý nhất, tiết kiệm nhất. 

Kế hoạch kinh doanh cà phê chi tiết

Việc đầu tư kinh doanh chưa bao giờ là điều dễ dàng. Bạn phải chuẩn bị sẵn một bản kế hoạch cụ thể, rõ ràng đảm bảo các nguồn thu chi hợp lý, kế hoạch quảng bá, nhân sự…. Có như vậy mới đảm bảo quá trình kinh doanh bền vững, phát triển lâu dài. Ít nhất bản kế hoạch có thể dự trù trong vòng 6 tháng – 2 năm

Kế hoạch kinh doanh cà phê chi tiết

Phù thuộc vào định hướng kinh doanh của quán là Cà phê Take away hay cà phê có thể ngồi để đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lớp. Cân nhắc nguồn vốn là vốn tự thân, gia đình hay bạn bè để đưa ra các mức thu – chi, đầu tư phù hợp.

Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh quán cafe phát triển bền vững

Định hướng rõ ràng về tệp khách hàng đang hướng đến

Có lẽ mọi người luôn nghĩ những khách hàng mới sẽ mang đến nguồn thu khổng lồ. Nhưng không, đa số nguồn lợi nhuận của các quán cà phê đến từ nhóm khách hàng trung thành.

Rất nhiều người có thói quen uống cà phê. Vậy nên nó luôn nằm top đầu những loại đồ uống được yêu thích và sử dụng hàng ngày. Và việc cần làm là khiến những vị khách này quay lại thưởng thức lần nữa. Có thể nhờ hương vị đồ uống ngon, không gian sạch, thoáng hoặc cũng có thể do giá cả phải chăng… Hãy khiến cho tên của quán đứng đầu trong danh sách lựa chọn của họ. Lúc đó không chỉ là khách hàng thân thiết mà họ có thể giới thiệu thêm bạn bè, người thân đến với quán.

Phải luôn lưu ý lợi nhuận ổn định của của quán đến từ các khách hàng trung thành.

Thêm một kinh nghiệm quý giá nữa dành cho các tiệm cà phê mới là đừng cố gắng phục vụ quá nhiều thứ cùng một lúc. Nếu bạn cứ mãi chạy theo phục vụ những nhu cầu của khách hàng mà bỏ qua việc chú trọng, nâng cao chất lượng đồ uống thì sớm muộn gì cũng thất bại.

Luôn nhớ rằng các loại đồ ăn nhẹ như bánh, trái cây, trà hay các loại hình thức dịch vụ như đọc sách, nhạc acoustic… chỉ là phụ. Cà phê, nước uống mới là sản phẩm chính quán phục vụ. Một quán cà phê không thể vừa có đọc sách vừa phục vụ hát nhạc sóng được. Vậy nên, chỉ nên tập trung vào thứ mà ta làm tốt. Biết cách duy trì và làm mới nó mỗi ngày thì sẽ dễ dàng gây được thiện cảm hơn.

Mô hình kinh doanh quán cafe sách
Mô hình kinh doanh quán cafe sách

Xác định địa điểm kinh doanh

Trong kinh doanh, đặc biệt là các hình thức kinh doanh phục vụ đồ uống, đồ ăn thì việc chọn địa chỉ, mặt bằng xây dựng hết sức quan trọng. Một mặt bằng tốt có thể chiếm đến 50% sự thành công, lợi nhuận của quán đó. 

  • Lựa chọn vị trí thuê mặt bằng

Chọn mặt bằng cũng giống như cách “chọn mặt gửi vàng” cho quán. Cần nắm rõ định hướng phong cách của quán như thế nào để chọn địa điểm có thể phát triển về lâu dài. 

Trước khi quyết định chọn bất cứ mặt bằng nào, bạn đều phải cân nhắc: Địa chỉ đấy có người qua lại không? Có tầm nhìn xa không? Môi trường có phù hợp để kinh doanh cà phê hay không, mức cạnh tranh như thế nào. Và đừng quên kiểm tra xem hướng của mặt bằng xem có hợp phong thuỷ không nhé. 

Sau khi đã chọn được địa điểm ưng ý chú ý kiểm tra hợp đồng, các điều khoản trước khi đặt bút vào ký. Nên nhớ rằng quán của bạn là quán làm ăn lâu dài nên tránh các tranh chấp về hợp đồng sau này.

  • Chi phí thuê mặt bằng

Tuỳ vào vị trí, khu vực mà mỗi mặt bằng sẽ có giá thuê khác nhau.  Thông thường, chi phí thuê mặt bằng chiếm khoảng 6 – 8% tổng ngân sách.

Rất khó để có thể xác định vị trí này có tiềm năng hay không, trong kinh doanh việc thắng bại không chỉ nằm ở một yếu tố. Vị vậy tốt nhất bạn chỉ nên thuê với thời hạn từ 3 – 4 năm cho đến khi có tệp khách hàng ổn định, lợi nhuận đồng đều. Đến lúc đó rồi hẵng tính tiếp có nên tiếp tục gia hạn hay không.

  • Vị trí thuê mặt bằng

Mặt bằng đẹp, giao thông đông đúc, nhiều người qua lại chắc hẳn sẽ có giá thuê cao. Nhưng cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về khủng hơn so với các quán nằm ở ven, ít người. Ở những nơi đông đúc như gần ngã tư, trường học, trung tâm thương mại, văn phòng… sẽ dễ tiếp cận với lượng lớn khách hàng mới, khách hàng trung thành. Tuỳ vào mục đích kinh doanh, định hướng phong cách quán mà bạn có thể lựa chọn ra vị trí phù hợp.

Suy cho cùng, lời khuyên là vẫn nên chọn những mặt bằng tốt để có lượng khách hàng ổn định, lâu dài.

  • Không gian lý tưởng cho quán cà phê

Với những quán cà phê định hướng theo phong cách có thể chụp hình, không gian thoáng mát, sạch đẹp. Bạn nên tìm người thiết kế, có hiểu biết về thiết kế để thực hiện hoá nó. Là những người có thẩm mỹ, kinh nghiệm họ sẽ trang hoàng giúp quán của bạn trở nên thu hút và có nhiều thiện cảm đối với khách hàng. Nên nhớ sự đầu tư chỉn chu không bao giờ là thừa thãi.

Còn với quán cà phê theo mô hình acoustic ngoài trời thì sao?

Khi thiết kế cafe acoustic ngoài trời, bạn nên lựa chọn địa điểm phù hợp tránh ảnh hưởng đến xung quanh. Bàn ghế và các thiết bị phải gọn nhẹ để thuận tiện khi di chuyển. Do mô hình ngoài trời bị tác động nhiều bởi điều kiện thời tiết nên cần có giải pháp che chắn thích hợp.

Mô hình cafe acoustic ngoài trời
Mô hình cafe acoustic ngoài trời

» Liên hệ ngay để được tư vấn các mẫu thiết quán cafe hút khách hiện nay!

Những sai lầm trong kinh doanh cà phê dẫn đến thất bại

  • Kinh doanh theo phong trào

Không chỉ riêng lĩnh vực cà phê mà còn rất nhiều lĩnh vực khác. Con người ta luôn có một cái không tốt là cứ hễ thấy người ta làm tốt cái gì là mình làm theo cái nấy. Không quan tâm điều đó có phù hợp hay không, mình có thể làm tốt hay không. Cũng giống như kinh doanh cà phê. Người ta lao đầu vào kinh doanh mà không hề có kiến thức chỉ đơn giản là hành động bộc phát hoặc nghe người ta làm thì mình làm. 

Điều đó rất dễ dẫn đến thất bại. Bởi vậy ngày nay có rất nhiều quán cà phê ế ẩm, phải đóng cửa, tạm ngưng hoạt động.

  • Lựa chọn sai địa điểm kinh doanh

Như ở trên đã chia sẻ, việc lựa chọn vị trí quán vô cùng quan trọng. Điều này ảnh hưởng đến lượng khách hàng, doanh thu của quán. Vị trí càng đẹp, càng đông người qua lại thì lượng khách hàng chú ý đến quán càng cao. Nhờ đó bạn luôn có một khoản hời nhất định. Còn không, nếu lựa chọn vị trí không mấy phù hợp thì phần trăm thất bại sẽ tương đối cao lên đến 70%.

  • Chất lượng dịch vụ và đồ uống

Không có một người khách hàng nào mong muốn được quay lại quán cà phê phục vụ kém ở 1 trong 2 mảng, là dịch vụ và đồ uống. Để giữ chân khách hàng bạn phải luôn cân nhắc về chất lượng của cà phê, nước uống. Và sự phục vụ chu đáo, tận tình, niềm nở. Hãy ghi nhớ rằng “khách hàng là người trả lương cho chúng ta”

» Tham khảo: Máy phân tích chất lượng hạt cafe rang

chất lượng cafe quyết định đến quyết định quay lại của khách hàng
Chất lượng cafe ảnh hưởng đến quyết định ở lại của khách hàng

Bên cạnh đó, còn tồn tại một số nguyên nhân sâu xa khác dẫn đến sự thất bại của quán cà phê như: quán sơ sài, menu không đa dạng, ít nước uống, làm món lâu…

Một số mẫu quán cafe đẹp thu hút lượng khách hàng đáng để bạn tham khảo

cafe sân vườn sang trọng
cafe sân vườn sang trọng
Cafe sân vườn
Cafe sân vườn thoải mái
cafe sân vườn thư giãn
Cafe làm việc & thư giãn
Cafe view đẹp
Cafe view đẹp

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm kinh doanh quán cà phê mà mdk4i tổng hợp được. Hy vọng với những thông tin và kiến thức bổ ích trên đây sẽ biến bạn trở thành một nhà startup tài ba. Và đừng quên Công ty TNHH M.D.K4i – bạn đồng hành của các chủ doanh nghiệp trẻ. Đừng quên liên hệ ngay hotline 0939 303 364 để được tư vấn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *